“Đừng gây bất lợi cho con khi cho chúng một cuộc sống dễ dàng”

“Đừng gây bất lợi cho con khi cho chúng một cuộc sống dễ dàng”– Robert A Heinlein

Một điều hiển nhiên rằng cha mẹ nào cũng cố gắng để cho con mình có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng “không người lớn nào có thể gánh thay gánh nặng của trẻ nhỏ, hay lớn lên thay cho nó. Mà hãy giúp con tự làm điều này” – Maria Montessori.

a6b029f67433a329082950fae05cb121

“Cha mẹ trực thăng” dùng để gọi những bậc cha mẹ bao bọc con cái quá mức, theo dõi nhất cử, nhất động của trẻ. Sợ con gặp khổ, gặp khó, điều gì cũng làm hộ giúp con. Họ rơi vào sự lầm tưởng của tình thương rằng yêu con tức là quét sạch toàn bộ mọi trở ngại trên đường con đi, dốc sức giúp con chiến thắng ngay từ những bước đi đầu tiên.

Thuê người giúp việc để làm mọi việc thay con, cho con học thật nhiều để trở thành người giỏi nhất, can thiệp sâu vào những chuyện riêng của con, không để con ra những quyết định liên quan đến con, giám sát con mọi lúc,…

Vì sao có kiểu cha mẹ “trực thăng”?

– Sợ con thất bại: Cha mẹ lo lắng về việc con gặp thất bại nên sẽ tranh luận với giáo viên để con đạt điểm cao hơn nhằm tránh cho con bị thất vọng.

– “Sống thay mình”: Trưởng thành là hành trình đi qua các sai lầm, vấp ngã, những nỗi buồn. Tùy vào những tổn thương đã để lại vết sẹo trong lòng mà người lớn trở nên sợ hãi. Và người lớn che lấp những nỗi sợ của mình bằng những kỳ vọng vào đứa trẻ.

– Sỹ diện với người khác: Bạn quan sát thấy người khác theo sát con và nghĩ nếu không làm được như họ sẽ không tốt.

Hậu quả khi dạy con kiểu cha mẹ “trực thăng”

Điều đó vô tình làm mất đi động lực phấn đấu bên trong đứa trẻ, biến con thành những chú gà công nghiệp, làm gì cũng hỏi ý kiến cha mẹ, ra đời yếu ớt không dám quyết định bất cứ việc gì. Tai hại hơn nữa là trẻ không có cơ hội để bộc lộ và điều chỉnh những yếu kém của mình, qua thời gian sẽ rất khó thay đổi.

Và liệu ba mẹ có còn ở đó mãi để làm tất cả mọi thứ cho con và rồi chúng sẽ sống thế nào nếu chúng ta không còn ở đó?

Đó là một câu hỏi lớn.

Liệu cha mẹ có đủ dũng cảm để bước ra khỏi cuộc sống của con?

Buông tay con không có nghĩa là bỏ mặc con hoàn toàn, để con tự bước đi, có sai lầm, có vấp ngã thì mới tự mình đứng dậy, tự mình trưởng thành. Cha mẹ vẫn đứng ở một cự ly an toàn để hỗ trợ kịp thời khi những khó khăn quá tầm của con. Để làm được điều này cần ở cha mẹ rất nhiều can đảm.

“Nhẫn tâm” trao cho con những khó khăn trước khi trao thuận lợi.

Hướng dẫn con sử dụng bản đồ và để con tự mình đi xe buýt đi học, những lần đầu tiên con có thể bị lạc, đi sai tuyến, có thể sợ hãi, hốt hoảng,… nhưng chính những trải nghiệm đó giúp con tự mình đúc kết kinh nghiệm để đi đúng đường.

Cho con tham gia leo núi, đi về những miền hoang vu, tự mang vác đồ đạc của mình, sống trong điều kiện tối thiểu,… những điều đó giúp con tăng nghị lực, biết ơn những điều mình đang có.

Khi vượt qua những khó khăn sẽ rèn cho con tự biết cách tư duy để giải quyết vấn đề, thì trên đường đời có những biến cố, con cũng dễ dàng chấp nhận và dễ vượt qua hơn.

7faeefc737a72acf8ad80b1874548a06

Nếu đứa trẻ nào ngay từ nhỏ đã được thuận lợi dọn dẹp đường đi, dễ dàng đạt được thành công mà không phải gặp trở ngại nào, nhưng một khi ngã, con sẽ bị đau rất lâu.

Hãy trao cho con khó khăn trước khi trao thuận lợi…

Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *